Màu sắc phong thủy là gì?
Màu sắc phong thủy theo thuyết Ngũ hành là điều mà được rất nhiều người quan tâm khi mua đồ nội thất, xe, nhà, ghế sofa…. Bạn đang tò mò về phong thủy, màu sắc phong thủy và màu hợp với từng mệnh phải không? Bài viết này Lộc Tiến sẽ giúp bạn có một góc nhìn mới hơn về màu sắc và các con số trong phong thủy, hiểu được ý nghĩa của phong thủy trong đời sống, tránh trường hợp có góc nhìn ma mị về những nét đẹp phong thủy, nét đẹp mà đã trở thành một phần văn hóa quý báu từ phương Đông.
Màu phong thủy được gọi theo 5 màu chính tựa trưng cho 5 mệnh chính trong ngũ hành là: mệnh Kim, mệnh Thủy, mệnh Hỏa và mệnh Thổ, mệnh Mộc. Mỗi một mệnh trong 5 ngũ hành sẽ có những màu sắc tượng trưng cho các mệnh.
Màu Sắc Mệnh Kim
Mệnh kim tựa trưng cho kim loại, vì thế mà những màu tương sinh tương hợp với mệnh kim thường có màu bóng sáng như: màu vàng sáng, màu xám bạc và màu trắng, trắng bạch.
Một số màu tương sinh với mệnh Kim
Kim loại tựa trưng cho mệnh Kim. Từ xa xưa, những quặng sắt, kim loại được tìm thấy và khai thác từ lòng đất lên. Bởi tính chất vật lý của kim loại là có trọng lượng năng, dẫn đến việc kim loại luôn chìm xuống dưới cho những phần tử nhẹ nổi lên trên – tuân theo quy luật trọng lượng.
Bởi vậy mà người xưa cho rằng Kim được sinh ra từ Thổ ( Đất ), cũng tương tự vậy mà những tone màu thuộc mệnh Thổ như là: xám, nâu đất… tương sinh mạnh mẽ với mệnh Kim.
Một số màu tương khắc với mệnh Kim
Kim loại rất bền và cứng rắn theo lẽ tự nhiên, để làm biến dạng được một khối kim loại, chúng ta phải tác động một lực trực tiếp vào kim loại ( tùy theo tính chất từng kim loại). Nhưng bản chất của việc bị biến dạng của Kim loại, là do sự xê dịch của các Electron, sự thay đổi vị trí sắp xếp của Electron trong khối kim loại làm cho kim loại bị biến dạng. Nếu nói sâu xa hơn sẽ rất phức tạp và rối rắm, bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Electron là hạt điện tử, hạt hạ nguyên tử nó luôn di chuyển trong mỗi vật chất theo một quỹ đạo nhất định. Electron sẽ di chuyển nhanh hơn và hỗn loạn hơn (hay nói cách khác là dễ văng ra ngoài quỹ đạo hơn) khi nhiệt độ tăng. Và khi quỹ đạo di chuyển của Electron bị thay đổi thì cũng chính là sự biến dạng của khối kim loại. Có nghĩa là Kim loại sẽ bị thay đổi hình dạng ( nếu không muốn nói là bị phá hủy) khi có nhiệt độ.
Có lẽ vậy, mà bậc cổ nhân xưa nhờ vào các quá trình rèn gươm đúc kiếm đã nhận định rằng Lửa ( Hỏa ) là yếu tố chính khắc tinh của Kim loại. Hay nói cách khác mệnh Hỏa khác mệnh Kim một cách mạnh mẽ. Cũng tương tự vậy, những tone màu thuộc mệnh Hỏa như: Màu Đỏ, hồng, tím… không hợp với người mệnh Kim.
Màu Sắc Mệnh Mộc
Mệnh mộc được hiểu theo nghĩa là mệnh cây cối ( Mộc tựa trưng cho gỗ – nguồn gốc của gỗ là cây cối), mà cây cối thì không có điểm bắt đầu và kết thúc, luôn luôn thay đổi, luôn luôn sinh sôi nảy nở. Vì thế mà mệnh Mộc tựa trưng cho sự hăng hái, nhiệt huyết và luôn vươn mình để phát triển theo tự nhiên.
Một số màu tương sinh với mệnh Mộc
Như đã nói ở trên Mộc tựa trưng cho cây cối xanh rờn, vì vậy mà màu chủ đạo cho mệnh Mộc là màu xanh lá cây, màu của sự trẻ trung, năng lượng và phát triển.
Xưa nay, nếu chúng ta để ý sau những trận mưa, lũ lụt… Cây cối đều tốt xanh rờn, phát triển mạnh mẽ sau những cơn mưa rào. Có lẽ vì thế mà người xưa cho rằng Thủy là yếu tố quan trọng để cây xanh ( MỘC ) tươi tốt.
Cũng tương tự vậy, trong phong thủy những màu thuộc mệnh Thủy như là: màu Đen, màu Xanh nước biển,…. sẽ tương sinh với mệnh Mộc
Một số màu tương khắc với mệnh Mộc
Nhiều người cho rằng, theo lẽ tự nhiên mệnh Hỏa phải khắc mệnh Mộc, bởi lẽ những người này nhìn theo góc nhìn từ những vụ cháy rừng, cháy nhà gỗ…. Nhưng nếu chúng ta suy xét kỹ thì cây cối ( MỘC ) cần ánh sáng ( hay năng lượng từ mặt trờI – HỎA) để quang hợp, nên xét cho cùng Mộc cần Hỏa hơn là khắc nhau.
Để xét Mệnh khắc màu mệnh Mộc chúng ta cùng xem kĩ càng về “Sự Chết Của Cây Cối – MỘC”. Nếu bạn để ý thì cây xanh, trước khi chết hay sau khi chết luôn thoát ra thâN cây, cành và lá cây một màu nhợt nhạt, làm mất màu tươi xanh vốn có của cây xanh. Các trường hợp này thường là do cây bị bệnh, nhẹ thì có những đốm trắng xóa, mốc thân cây- vi khuẩn tấn công vào lớp vỏ cây. Nặng hơn thì thân cây sẽ có màu trắng xám và xám xịt. Nếu bạn không tin bạn có thể kiểm tra quá trình biến đổi màu của thân cây bị chết, thân cây sẽ chuyển từ màu xanh sang màu gỗ khô, và trong đó có quá trình chuyển qua màu trắng, trắng xám và xám.
Có lẽ vậy mà bậc cổ nhân cho rằng màu trắng và trắng xám thuộc mệnh Kim, khắc với mệnh Mộc. Vì vậy, người mệnh Mộc không nên ưa chuộng những đồ vật thuộc tuýp màu của bản mệnh KIM.
Màu sắc phong thuy mệnh Thủy
THỦY tựa trưng cho nước, nước là một loại vật chất mạnh mẽ, mềm mại, có thể nhu cương đúng lúc, đúng chỗ. Có thể nói không một nơi nào mà không có sự hiện diện của THỦY, và chưa có vật gì có thể ngăn cản được sức Nước. Vì thế mà người mang mệnh thủy rất hòa đồng, rất khéo léo trong lối sống và lời ăn tiếng nói và đặc biệt là nhu cương đúng lúc, linh hoạt xử lý các vấn đề trong cuộc sống.
Một số màu tương sinh với mệnh Thủy
Từ xa xưa các mỏ quặng khi được khai thác ở dạng thô sơ, nếu muốn cho nó có giá trị hơn, đều phải dùng những loại nước để làm sạch những tạp chất bằng cách kết tủa hay kết tinh kim loại. Có thể nói nước ( Thủy ) là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc làm bóng, làm tăng giá trị của những mẫu kim loại. Và vì vậy mà người xưa cho rằng Kim loại thì hợp với Nước ( Thủy), bởi nó làm tăng giá trị của những món đồ kim loại sau khi được rửa qua bằng nước.
Tương tự như vậy, mà bậc cổ nhân đã cho rằng Thủy (Nước) thì nên kết hợp với Kim để tăng giá trị cho nhau. Cũng chính vì lẽ đó mà màu sắc mệnh Kim là: Trắng, Trắng xám, Vàng sáng, Xám… tương sinh mạnh mẽ mới các màu thuộc mệnh Thủy.
Một số màu tương khắc với mệnh Thủy
Như đã nói ở trên thì mệnh Thủy khắc mệnh Hỏa. Và vì vậy, vẫn có nhiều người lầm tưởng rằng những tone màu thuộc mệnh Hỏa là những màu khắc của mệnh Thủy. Quan điểm này hoàn toàn sai về thực tế lẫn cả về lý thuyết được đúc kết trong nét đẹp của ý nghĩa phong thủy – Ngũ hành.
Bởi thực tế thì, Thủy tựa trưng cho nước, nước lũ,… và Hỏa tựa trưng cho lửa. Không bao giờ có thể dùng Lửa làm bốc hơi một trận lũ lụt được, vì thế mà màu mệnh Hỏa không phải là tone màu khắc của mệnh Thủy. Tôi vẫn còn nhớ những trận lũ lụt ngày xưa đã càn quét qua những thôn làng thô sơ, và việc huy động dân làng chở đất đá để lấp đê, lấp đập là việc rất thường xảy ra mỗi khi mùa lũ tới. Đúng vậy, chỉ có những xẻng đất, xẻng cát mới có thể ngăn chặn được dòng lũ mạnh mẽ mà thôi.
Có lẽ vì thực quan như vậy mà bậc cổ nhân đã nhận định rằng mệnh Thổ ( đất, cát, đá ) là mệnh khắc với mệnh Thủy. Cũng lẽ đó mà những màu thuộc mệnh Thổ là: Vàng, nâu… tương khắc mạnh mẽ với mệnh thủy.
Màu sắc phong thủy mệnh Hỏa
Hỏa tựa trưng cho lửa, nhiệt độ nóng… trong trời đất Hỏa tựa trưng cho Mặt trời và Mặt trời còn được gọi là sao Thái Dương. Bởi lẽ đó mà Mệnh Hỏa tựa trưng cho khí Dương của vạn vật, trong đó có con người.
Một số màu tương sinh với mệnh Hỏa
Từ hàng ngàn năm về trước, con người đã biết dùng Lửa ( HỎA ) để nung những tảng Đất (THỔ), Đá để làm thành trì, nhà ở, đồ dùng hàng ngày hay thậm chí được chế tác thành những tượng đất nung, mà đến thời nay vẫn còn nguyên giá trị. Những viên gạch ngày nay chúng ta sử dụng trong xây nhà đều được chuyển đổi từ đất nung ở nhiệt độ cao. Có thể nói những tảng Đất tưởng chừng không có giá trị, nhưng sau khi được kết hợp với Lửa, liền tăng được giá trị trong cuộc sống con người.
Có thể theo lẽ đó mà ông tổ của thuyết Ngũ hành đã nhận định rằng Hỏa tương sinh mạnh mẽ với Thổ. Cũng tương tự như vậy mà những tone màu thuộc hành Thổ như là vàng đậm, nâu đất…. rất phù hợp với người mệnh Hỏa.
Một số màu tương khắc với mệnh Hỏa
Xưa nay dập Lửa luôn dùng Nước, tôi nói như vậy có nhiều bạn sẽ cho rằng nếu như lửa cháy bằng xăng, dầu thì dùng nước dập kiểu gì? Thế nhưng nếu chúng ta nhìn theo quan điểm của Thủy dùng để dập Hỏa, thì sẽ dễ dàng hình dung hơn rất nhiều. Bởi trong Thủy có nhiều loại dung dịch nước và trong Hỏa có nhiều loại lửa, nhiệt độ nóng. Còn nếu bạn vẫn thắc mắc dập lửa bằng xăng và dầu như thế nào? Thì tôi chắc chắn với bạn rằng sẽ có dung dịch ở dạng lỏng hay dạng hơi, có khả năng dập Lửa một cách nhanh chóng.
Có lẽ bởi vậy, mà qua bao năm tháng dù cho khoa học công nghệ có phát triển như thế nào đi chăng nữa. Thì Nước (THỦY) luôn được ưu tiên dùng để dập Lửa ( HỎA ). Cũng tương tự vậy mà những gam màu thuộc mệnh Thủy ít được dùng trong đồ dùng của những người mệnh Hỏa.
Màu sắc phong thủy mệnh Thổ
Thổ – Chúng ta thường nghe như là Thổ Công ( Thổ Địa) là vị thần cai quản đất đai. Bởi quan điểm này mà bạn dễ dàng bắt gặp nhiều lễ cúng bái khi xây nhà, động thổ… Ý nghĩa của việc này là xin phép Thổ Công (Thổ Địa) về việc xây dựng trên mảnh đất đó. Cũng tùy vào ý tốt, ý ngay lành của mỗi người.
Như vậy chúng ta dễ dàng hình dung Thổ – Tựa trưng cho Đất, và những gì thuộc về đất cũng thuộc về hành thổ – theo ý nghĩa phong thủy của mệnh Thổ.
Một số màu tương sinh với mệnh Thổ
Có nhiều người khi tìm hiểu về phong thủy, không chịu tư duy, đào sâu và áp dụng thực tế để có góc nhìn tốt hơn trong đời sống. Ví dụ như về mệnh Thổ, có nhiều người sẽ bỏ qua câu hỏi là “ Đất (THỔ) từ đâu mà có ?”. Nhiều người chỉ quan tâm đến những ưu nhược điểm của từng mệnh để áp dụng cho mệnh của bản thân,… Tôi sẽ giải thích nó ở phần ý nghĩa phong thủy bên dưới.
Trở lại với câu hỏi trên “Đất từ đâu mà có ?” như thế nào thì được gọi là Đất ? câu hỏi rất chung chung, và nếu chúng ta đi giải thích theo quan điểm như vậy sẽ không bao giờ có câu trả lời. Ở đây chúng ta giải thích theo ý nghĩa của “THỔ”. Thổ là gì? Đất thuộc Thổ nhưng Thổ chưa chắc đã thuộc Đất. Thổ ở đây được hiểu là phải đáp ứng các yếu tố cốt lõi trong quy luật Ngũ Hành. Thổ phải là nơi chưa đựng Kim, là vật chất cản trở sự mạnh mẽ không cần thiết của Thủy, làm nền móng cho Mộc. Và nếu bạn quan sát đủ tinh tường, bạn sẽ nhận ra là, những vùng Đất được sinh ra khi bị rút cạn khô nước bởi sức nóng tự nhiên ( Mặt Trời ) hay nhân tạo. Bởi vậy, mà Thổ phải được sinh ra từ Hỏa theo trật tự của Ngũ hành.
Có lẽ vậy, mà bậc cổ nhân ngày xưa đã biết ngăn sông ngòi, đắp đê, đập, với mục đích ngăn chặn nước (Thủy) và dùng ánh nắng mặt trời (Hỏa), để tạo ra những vùng đất màu mỡ, tươi tốt – dễ dàng an cư lạc nghiệp. Vì vậy, theo ý nghĩa màu sắc phong thủy, những tone màu thuộc mệnh Hỏa như là: Màu Đỏ, tím, hồng,… Tương sinh mạnh mẽ với mệnh Thổ.
Một số màu tương khắc với mệnh Thổ
Đất đai là hình ảnh vật chất đại diện cho Thổ nhiều nhất, bởi vậy mà chất lượng của đất ảnh hường trực tiếp tới phong thủy của mệnh Thổ. Ngũ hành được sinh ra từ việc đúc kết các quy luật tự nhiên, xoay xung quanh vạn vật. Bởi đó, nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy rằng: Cây xanh ( MỘC ) trực tiếp lấy đi chất dinh dưỡng của Đất ( THỔ ). Tôi nói như vậy có nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến một góc nhìn thiển cận là, thân cây xanh khi chết sẽ làm cho Đất tươi tốt hơn và vội vàng kết luận Mộc tương sinh với Thổ. Đơn giản là để có được thân cây xanh trực tiếp bồi đắp cho Đất, thì nó đã trải qua một quá trình mà trong đó có sự góp mặt của Hỏa rất nhiều. Vì thế mà Hỏa tương sinh với Thổ như tôi đã nói ở trên.
Có lẽ bởi sự quan sát khách quan từ bậc cổ nhân xưa về quá trình cây xanh tươi tốt nhờ Đất, mà người xưa nhận định rằng Mộc (cây xanh) tương khắc với Thổ (Đất). Ví dụ điển hình với những bác nông dân tại đồng quê Việt Nam là, sau khi thu gặp vụ lúa mùa Đông cây lúa đã rút cạn chất dinh dưỡng của đât, các bác nông dân sẽ để đất đai trống một thời gian dài. Việc này giúp cho Đất đai lấy lại dưỡng chất từ các gốc lúa hư nát và giúp cho đất tích tụ đủ phù sa cho vụ mùa sắp tới. Nhiều hộ gia đình còn phải bón phân, rải hóa chất để tăng độ phục hồi của Đất màu.
Tương tự vậy mà trong ý nghĩa màu sắc phong thủy, những tone màu thuộc mệnh Mộc như là xanh lá cây tương khắc với mệnh Thổ.
Bên cạnh đó, những gam màu thuộc mệnh Kim như trắng, trắng xám, xám cũng bị hạn chế dùng bởi những người mệnh Mộc. Giả thích theo một cách “nông văn dền” thì Kim là kim loại nằm trong Đất (Mộc), việc khai thác kim loại sẽ dẫn đến việc đào bới, động thổ. Nói tới đây nhiều bạn sẽ nghĩ rằng đào bới đất để làm thoáng đất là điều tốt, sao có thể nói là làm hại đất được?
Câu trả lời của tôi là, đào bới để đất tươi xốp nó chỉ đúng với mục đíc trồn cây xanh( Mộc), mà Mộc đang khắc Thổ. Vả lại bạn nên đi đào kim loại một vài lần thì bạn sẽ biết được sự tác động mạnh mẽ từ việc khai thác kim loại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới đất đai như thế nào. Bởi vậy, lời khuyên dành cho những người mệnh Mộc là hạn chế với những tone màu thuộc mệnh Kim.
Ý nghĩa phong thủy trong đời sống
Đây có lẽ là phần mà bản thân tôi háo hức được chia sẻ tới các bạn nhất. Tại sao tôi lại có mong muốn chia sẻ về “ ý nghĩa phong thủy trong đời sống như vậy ”?
Người xưa vẫn tương truyền câu “ nhất Mệnh – nhì Vận – tam Phong thủy – Tứ Gia tiên – ngũ Đèn sách”. Lại theo triết lý của 2 vĩ nhân là Đức Phật và Đức Chúa Giê-su, các ngài đều mong muốn con người yêu thương nhau, giúp đỡ nhau, để cùng nhau đi qua cõi hồng trần. Và bản chất tất cả mọi thứ chúng ta tiếp xúc, sử dụng và cảm nhận đều là phương tiện để chính mỗi người chúng ta rèn luyện cái Tâm ( hay linh hồn của mỗi người).
Và mọi thứ con người tạo ra ( hay tìm ra ) đều được sử dụng với mục đích như là một phương tiện giúp chúng ta tiến hóa nhanh hơn về Đạo Đức – Trí Tuệ – Nghị Lực. Và phong thủy cũng vậy, có người sử dụng để giúp họ dễ dàng sống và phát triển hơn trong nghịch cảnh. Nhưng có những người lại dùng nghịch cảnh đó để phát triển một cách mạnh mẽ. Vì thế mà tùy theo nhu cầu và mục đích của từng người, mà sử dụng nghệ thuật phong thủy để giúp đỡ nhau, yêu thương lẫn nhau và cùng nhau bước qua cõi hồng trần với mức độ phát triển mạnh mẽ nhất về Tâm Hồn.
Ở quan điểm của tôi thì tôi cho rằng: Tất cả mọi thứ đến với chúng ta đều là việc chúng phải xảy ra, để chúng ta trải nghiệm và phá vỡ các định kiến trong đầu. Và việc bạn biết về phong thủy hay thuyết Ngũ hành cũng như vậy, nó tác động đến hành trình về góc nhìn sự vật của bạn, tùy theo tâm của mỗi người mà phong thủy được dùng với mục đích khác nhau. Và theo tôi, nếu muốn sử dụng nghệ thuật phong thủy một cách sâu sắc nhất, tốt cho mình và tốt cho mọi người, thì trước hết cần phải có một Tâm Hồn tốt.
Tùy vào từng bản mệnh của mỗi người mà sẽ có những màu sắc phù hợp với người đó, và trong sản xuất ghế sofa cũng vậy lựa chọn được màu sắc cho bộ bàn ghế sofa, hay giường ngủ cũng như là bàn ghế ăn là một việc rất quan trọng trong nét đẹp phong thủy ở phương Đông.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian trải nghiệm bài viết của tôi, tôi hy vọng qua bài viết này sẽ mang lại cho bạn một chút kiến thức thú vị về cuộc sống. Tôi cũng hy vọng bạn sẽ không bị dính mắc thêm định kiến sau khi đọc bài viết này. Cuối cùng chúc các bạn một ngày an lành, bình yên và cùng trải nghiệm những điều tốt đẹp nhất.